51 Đường T5, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
0 9 0 6 8 4 0 5 6 7 (Mr. Thắng)
thietkenha365@gmail.com
51 Đường T5, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
0 9 0 6 8 4 0 5 6 7 (Mr. Thắng)
thietkenha365@gmail.com
Thiết kế và giám sát nhiều nhà rồi, nhưng trực tiếp làm nhà cho mình mới thấy lắm điều phức tạp. Dưới đây là một số kinh nghiệm tham khảo.
I/ KINH NGHIỆM XÂY NHÀ Ở
Thiết kế thi công nhà phố đẹp hcm
Thiết kế và giám sát nhiều nhà rồi, nhưng trực tiếp làm nhà cho mình mới thấy lắm điều phức tạp. Dưới đây là một số kinh nghiệm tham khảo/..+ Chọn mua vật liệu
Chọn những loại vật liệu tốt, đảm bảo, tất nhiên ko quá túi tiền. Nhiều gia đình quá chú trọng đầu tư vào phần hoàn thiện, nội thất. Chất lượng gạch, đá hồ vữa mới là yếu tố quyết định sự vững chắc, chống thấm nứt, v.v...
Nên chọn mua vật liệu ở những nguồn tin tưởng, có người bảo lãnh, nguồn gốc rõ ràng. Cùng một loại gạch, thép hình dạng gần như nhau nhưng chất lượng có đến 4,5... loại. Gia chủ phải nắm được để mua đúng loại mình cần.
Trong quá trình xây dựng, phải dặn dò đội thi công nếu có mẻ vật liệu nào kém chất lượng thì báo ngay để kịp thời bắt bên cung cấp vật liệu đổi lại cho mình. Đồng thời trách phạt nghiêm khắc..
- Bảo vệ vật liệu: Thuê một người ngủ canh và giám sát 24/24. Tốt nhất là chọn người trong họ mạc, có sức khỏe, nhiệt tình và thật thà. Sắm một TV loại bình dân, một điện thoại di động nồi đồng cối đá cho giám sát. Vật liệu phải che chắn cẩn thận, đặc biệt là tránh mưa dột. Xi măng cần kê cao khỏi nền một khoảng nhất định. Thép thì tiến độ đến đâu đưa về đến đấy. Lấy thép về sớm sẽ làm thép biến chất và cũng khó để canh giữ. Thép cây lấy về cần mua xích sắt loại to để khóa chùm lại, bọn trộm sẽ rất khó bê cả chùm thép, trong khi một vài cây thì chúng "nhảy" rất nhanh.
- Thi công: Thiết kế thi công nhà phố đẹp hcm
Phần nề (xây, đo, giác, cân) thì đội thợ cứng sẽ tự làm được, hồ cháo xây cũng có tỷ lệ rõ ràng, thợ làm được luôn, nhưng phần thép thì nhất thiết phải có người có chuyên môn hướng dẫn. Đội thợ lành nghề có thể nhìn bản vẽ để cắt buộc thép đúng nhưng không thể chính xác tuyệt đối. Trong khi thợ luôn muốn làm đơn giản nhất để lợi công. Những chỗ uốn móc, đai cột đai dầm, cắt ráp thép sẽ làm phiên phiến, thành ra nhất thiết phải có người hướng dẫn và giám sát công đoạn cắt buộc thép trước khi đổ bê tông.
Để rút ngắn thời gian thi công, bên thợ thường tư vấn cho chủ nhà rút bớt những chi tiết phức tạp, cầu kì. Cho nên chủ nhà phải có lập trường để bảo vệ ý tưởng thiết kế. Còn những chỗ mà đội thợ cho rằng bất hợp lý thực sự thì cần gọi người thiết kế đến để bàn bạc, nếu cần sẽ sửa đổi, chứ không để thợ tự tiện chỉnh sửa.
Đội thợ thường nhận thêm nhiều công trình một lúc nếu được, như thế sẽ phân tán thợ ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Cho nên lúc hợp đồng phải ghi chú rõ ràng số lượng thợ luôn đảm bảo, thường là 4,5 người thợ chính + 1,2 thợ phụ trở lên. Nếu không thì cho nghỉ thẳng cánh. Trừ những trường hợp đặc biệt mới cho phép thợ "chống cháy" dùm chỗ khác, còn thì phải luôn đảm bảo số thợ có mặt ở công trình.
- Thanh toán:
Nên thanh toán kịp thời theo từng giai đoạn để động viên tinh thần của thợ. Tất nhiên không trả quá khối lượng công việc làm được. Ví dụ thợ làm được 1/3 công trình, thì mình trả 1/4...
Xong từng phần như móng, cột, mái thì chủ nhà mời đội thợ đi nhậu một bữa, hoặc neo người thì đưa tiền cho chủ thợ để chủ thợ dẫn anh em thợ đi ăn. Nên đưa tiền cho chủ thợ ngay giữa đám thợ để đám thợ biết số tiền mình đưa cho chủ, tránh trường hợp đưa nhiều mà chủ thợ ỉm một phần.
Thỉnh thoảng cần bồi dưỡng riêng cho phụ hồ. Việc này khá quan trọng vì nếu hồ cháo được trộn đều thì chất lượng công trình sẽ tốt, và cuối buổi nếu hồ rơi vãi được thu vét chu đáo thì sẽ tiết kiệm được đáng kể xi măng, cát.
Trong suốt quá trình làm nhà phải luôn tôn trọng và động viên đội thợ, gần gũi và thân thiện đồng thời nghiêm khắc và kỹ tính để thợ làm cẩn thận và đảm bảo đúng thiết kế đã định...
Để rút ngắn thời gian thi công, bên thợ thường tư vấn cho chủ nhà rút bớt những chi tiết phức tạp, cầu kì. Cho nên chủ nhà phải có lập trường để bảo vệ ý tưởng thiết kế. Còn những chỗ mà đội thợ cho rằng bất hợp lý thực sự thì cần gọi người thiết kế đến để bàn bạc, nếu cần sẽ sửa đổi, chứ không để thợ tự tiện chỉnh sửa.
Đội thợ thường nhận thêm nhiều công trình một lúc nếu được, như thế sẽ phân tán thợ ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Cho nên lúc hợp đồng phải ghi chú rõ ràng số lượng thợ luôn đảm bảo, thường là 4,5 người thợ chính + 1,2 thợ phụ trở lên. Nếu không thì cho nghỉ thẳng cánh. Trừ những trường hợp đặc biệt mới cho phép thợ "chống cháy" dùm chỗ khác, còn thì phải luôn đảm bảo số thợ có mặt ở công trình.
- Thanh toán:
Nên thanh toán kịp thời theo từng giai đoạn để động viên tinh thần của thợ. Tất nhiên không trả quá khối lượng công việc làm được. Ví dụ thợ làm được 1/3 công trình, thì mình trả 1/4...
Xong từng phần như móng, cột, mái thì chủ nhà mời đội thợ đi nhậu một bữa, hoặc neo người thì đưa tiền cho chủ thợ để chủ thợ dẫn anh em thợ đi ăn. Nên đưa tiền cho chủ thợ ngay giữa đám thợ để đám thợ biết số tiền mình đưa cho chủ, tránh trường hợp đưa nhiều mà chủ thợ ỉm một phần.
Thỉnh thoảng cần bồi dưỡng riêng cho phụ hồ. Việc này khá quan trọng vì nếu hồ cháo được trộn đều thì chất lượng công trình sẽ tốt, và cuối buổi nếu hồ rơi vãi được thu vét chu đáo thì sẽ tiết kiệm được đáng kể xi măng, cát.
Trong suốt quá trình làm nhà phải luôn tôn trọng và động viên đội thợ, gần gũi và thân thiện đồng thời nghiêm khắc và kỹ tính để thợ làm cẩn thận và đảm bảo đúng thiết kế đã định...
II/ CHUẨN BỊ XÂY NHÀ
Để có một ngôi nhà hoàn hảo, trước khi làm nhà các gia chủ cần phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, từ việc cân nhắc các nhu cầu trong gia đình, tính toán thiết kế cũng như việc lựa chọn nhà thầu...
Nhu cầu và thiết kế
Việc tính toán các nhu cầu ăn ở cũng như sinh hoạt trong gia đình cần được tính toán hợp lý với diện tích sử dụng. Muốn cân đối tất cả các tiêu chí này, trước tiên phải tùy thuộc vào diện tích (đất) cũng như số tiền dự kiến để xây nhà. Tùy theo chức năng từng phòng mà bạn có thể tính toán số tầng cũng như số phòng cần thiết.
Việc tính toán một cách cẩn thận mặt bằng bố trí các tầng, sự liên kết giao thông giữa các phòng sẽ là yếu tố quan trọng để có một tổng thể kiến trúc đẹp. Từ đó, bạn cũng sẽ xác định được kích thước từng căn phòng để thuận tiện bố trí các hệ thống kỹ thuật kèm theo.
Để tốt nhất cho việc chuẩn bị, lời khuyên thường được đưa ra vẫn là nên tìm đến kiến trúc sư (KTS) hoặc người thiết kế chuyên nghiệp. Tại VN, công việc này xưa nay thường bị xem nhẹ, chủ nhà theo đó thường giao hết cho chủ thầu hoặc tự tính toán làm theo ý thích của riêng mình. Tuy nhiên, những tính toán của nhà tư vấn và thiết kế chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có thể tổng hợp được những phương pháp tối ưu cho từng chi tiết trong bản thiết kế.
Bạn có thể tham khảo ý tưởng cho ngôi nhà mình mơ ước từ các sách báo chuyên ngành để có một phác thảo sơ lược về các phòng chức năng cũng như các nhu cầu... sau đó trình bày với người thiết kế để tìm sự đồng cảm cũng như nhận được những lời khuyên có ích nhất. Hơn ai hết, bạn sẽ là người tự biết mình cần gì ở ngôi nhà của chính mình, tuy nhiên bạn cũng cần tỉnh táo và không nên quá tham lam khi đòi hỏi người thiết kế phải “lôi” rất nhiều thứ bạn thích vào trong một ngôi nhà.
Bản lĩnh nghề nghiệp của KTS sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiến trúc của ngôi nhà. Theo nhiều KTS có nghề, rất nhiều KTS, nhất là các KTS trẻ hoặc các nhà thiết kế “tay ngang” đôi khi chỉ vì mục đích kinh tế nên thường sẵn sàng chiều theo ý chủ nhà mà không phân tích thiệt hơn...
Chọn nhà thầu
Tìm được một nhà thầu tốt là thứ mà ai cũng mong muốn vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo trong bạn bè, bà con những người đã từng có sự tiếp xúc, làm việc với các nhà thầu để chọn mặt gửi nhà. Nếu không tìm được người đáng tin cậy, hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề.
Tốt hơn hết, bạn nên nhờ KTS thiết kế dành thời gian giám sát công trình, vì hơn ai hết họ sẽ hiểu từng ngóc ngách công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu mà thiết kế đề ra hoặc tìm người quen hiểu biết công việc giám sát hộ. Để tránh những rắc rối về sau, bạn nên có trước những thỏa thuận về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công...
Về vật liệu xây dựng, trước khi làm nhà, bạn cũng tham khảo giá cả ở một số đại lý để chọn ra một nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy, càng gần địa điểm xây nhà càng tốt. Từ đó, bạn có thể thỏa thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng. Hiện tại, rất nhiều đại lý nhận cung ứng đầy đủ vật liệu cần thiết cho ngôi nhà theo yêu cầu hằng ngày của chủ thầu.
Hoàn thiện nhà
Để ngôi nhà đẹp và hoàn chỉnh, khi đến khâu hoàn thiện nhà, nếu không nhờ bàn tay KTS thì bạn cũng nên có sự tham khảo ý kiến của một chuyên gia thiết kế nội thất hoặc một bàn tay tương đối “chuyên nghiệp”.
Việc chọn màu sơn, gạch - gỗ lát sàn, chọn các trang thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như phòng tắm, nhà bếp... cần có sự chuẩn bị chu đáo để mọi thứ trở nên hòa hợp là yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình. Ít nhất bạn cũng phải xác định được phong cách cho ngôi nhà của mình là cổ điển, hiện đại hay pha trộn những thứ ấy để làm ra sự độc đáo riêng...
Một bộ sofa hay bộ bàn ăn cho phòng khách hay nhà bếp cũng cần chọn lựa sao cho thật vừa vặn hài hòa với màu sắc của căn phòng; thậm chí chỉ một bức tranh cũng phải chọn chỗ để treo sao cho thật cân đối, vừa vặn ở một góc tường...
Tuy nhiên, không chỉ nhờ đến sự tư vấn của nhà chuyên môn, người chủ nhà cần phải biết mình đã và mong muốn những gì từ ngôi nhà của mình. Nếu bản thân bạn cũng không biết mình muốn tìm điều gì từ kiểu thiết kế nội thất trong căn nhà mà mình sẽ sống thì nhà tư vấn, dù giỏi thế nào, cũng khó lòng giúp bạn đạt được ý nguyện. Một căn nhà không cần chỉ đẹp mà còn cần phải tiện ích và thích hợp cho những người sử dụng hoặc thường xuyên sử dụng.
Bạn hãy bàn bạc và tìm hiểu về sở thích của từng thành viên trong gia đình để tìm ra những giải pháp trung hòa cho không gian chung. Sau đó, có thể từng người sẽ tự có ý kiến về việc thiết kế và sắp xếp cho không gian sống - căn phòng riêng theo sở thích của mình...
III/ CHỦ NHÀ GIÁM SÁT TRỘN BÊ TÔNG
Chủ nhà muốn tự giám sát thi công phải có hiểu biết tối thiểu về vật liệu, cách định lượng. Dù khoán vật tư nguyên liệu cho nhà thầu hay không thì việc biết tỷ lệ pha trộn bê tông, vữa thực hiện trong các hạng mục công trình vẫn cần thiết. Vì pha trộn nguyên liệu “già hay non” đều không thích hợp trong kỹ thuật xây dựng. Kỹ sư Lý Nguyễn Bảo Trọng, giám đốc công ty thiết kế xây dựng Nhật Duy tư vấn quanh định mức cấp phối xây dựng nhà ở thông thường.
Mỗi cách pha trộn sẽ cho ra mác xi măng hoặc bê tông khác nhau. Thông thường hồ vữa để xây ttrát có mác từ 25 - 50 - 75 - 100 và bê tông có mác từ 150 - 200 - 250. Mác càng cao thì lượng xi măng tăng và những nguyên liệu khác giảm một ít để tăng sự liên kết bền chắc.
Trộn bê tông
Đối với bê tông cốt thép xây nhà ở thì mác bê tông phụ thuộc vào hồ sơ thiết kế quy định. Tuy nhiên, đổ toàn khối thì mác thông thường từ 200-250 và nên dùng một loại mác bê tông cho một công trình. Từ làm móng, đổ cột, đà, sàn... chỉ một mác bê tông vì nếu dùng nhiều mác khác nhau sẽ phải xử lý các liên kết tại vị trí thay đổi mác rất phức tạp cho người thi công.
Riêng móng, có những trường hợp trong vùng đất yếu bị ngập nước, trong nước bị nhiễm mặn, phèn... thì có thể tăng mác bê tông, kết hợp với các phụ gia để đảm bảo chịu được tính ăn mòn của bê tông trong nước.
Sắt sử dụng đối với bê tông mác 200-250 nên dùng loại tương ứng có cường độ tính toán Ra = 2.100kg/cm2 hoặc 2.700kg/cm2. Còn sắt có tiết diện lớn hay nhỏ tùy thuộc vào thiết kế cấu kiện.
Cách làm “dã chiến” là sử dụng xô bằng thùng sơn nước 20kg đong nguyên liệu. Với bê tông mác 200 thì cứ một bao xi măng 50kg thì đong trộn vào 7 xô đá và 3 xô cát hoặc 6 xô đá và 4 xô cát. Cách đong này chỉ mang tính tương đối, thực chất không chuẩn xác về mặt kỹ thuật và chỉ nên ứng dụng làm những mẻ nhỏ lẻ như đúc tấm đan...
Trộn vữa xây trát
Mác vữa xây do người thiết kế quy định và tùy từng trường hợp mà có những cấp mác khác nhau. Thông thường xây tường bao chịu lực thì mác 50-75, còn xây tường ngăn nhẹ thì mác 25-50.
Để trát, thường sử dụng mác 50-75-100, tùy bề dày của lớp trát và tác động của hạng mục công trình. Ví dụ, trát tường mặt ngoài chống mưa, nắng... thì trộn vữa mác cao hoặc trát trần cũng mác cao để có độ bám dính tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét