Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Những điều cần lưu ý khi sữa chữa nhà



  51 Đường T5, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
  0 9 0 6 8 4 0 5 6 7 (Mr. Thắng)
  thietkenha365@gmail.com




Những điều lưu ý khi sửa chữa nhà


;Đánh giá
Bạn đang có một căn nhà cũ. Bạn muốn thay áo cho căn nhà của mình. Sau đây chúng tôi xin chia sẽ kinh nghiệm sửa chữa nhà để bạn có được một căn nhà vừa ý với chi phí thấp
  • Kiểm tra lại kết cấu : Với một căn nhà cũ thì việc kiểm tra lại kết cấu là một trong những bước đầu tiên bạn phải thực hiện trước khi quyết định nên sửa chữa hay không. Kiểm tra kết cấu bằng cách sau đây: Trước tiên hãy kiểm tra bê tông có đủ cường độ hay không? và nên chọn một số điểm của dầm bê tông đập bỏ lớp bê tông bảo vệ để kiểm tra xem thép có bị rỉ sét không? . Kiểm tra phần mái, tường gạch. Đặc biệt đối với những nhà muốn làm   thêm tầng thì nên kiểm tra lại phần kết cấu móng bằng cách dùng bản vẽ kết cấu của nhà cũ (khi xây xong nên dữ lại toàn bộ hồ sơ thiết kế nhà) nhờ những người có chuyên muôn tính toán lại khả năng chịu lực của móng với phương án mới.
sua-nha-pho
hiện trạng một căn nhà cũ
biet-thu-mini
nhà cũ sau khi dọn dẹp mặt bằng
  • Vẽ lại bản vẽ hiện trạng : việc tiếp theo đó là vẽ lại bản vẽ hiện trạng nhà. Bản vẽ này rất quan trọng. từ bản vẽ này các bên thiết kế mới đưa ra được các phương án sửa chữa nhà tối ưu nhất NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA NHÀ
FullSizeRender_resize
nhà sau khi sửa chữa
Triển khai bản vẽ mới từ hiện trạng nhà: từ bản vẽ hiên trạng thiết kế bản vẽ mới sao cho không phá vỡ kết cấu của nhà( không được đập bỏ các cột chịu lực, hạn chế đụng chạm tới phần bê tông). Bản vẽ mới nên dựa vào thế nhà cũ để cải tạo để không ảnh hưởng đến kết cấu và tiết kiệm chi phí..

111
phổi cảnh nhà mới và hình ảnh nhà cũ
  • NHỮNG LƯU Ý KHI SỬA NHÀ    Cân đối về tài chính: có bản vẽ thiết kế mới chủ nhà nên cân đối về tài chính xem có phù hợp hay không hoặc nên cắt giảm phần nào để cho phù hợp với chi phí của mình. Để biết được chi phí nên nhờ bên thiết kế làm dự toán cho phần họ thiết kế.
  • Xin phép xây dựng : để đủ thủ tục khởi công thì cần phải xin phép xây dựng. Đối với sửa chữa nhà không nâng chiều cao tầng, không làm thêm diện tích sử dụng, không thay đổi kết cấu thì có thể xin phép tại phường còn lại phải xin phép sửa chữa ở quận (thời gian mất khoảng 21 ngày)
  • Chọn thầu : nên chon nhà thầu có uy tín để đảm bảo chất lượng công trình, không nên chọn các đội thầu lẻ không có người đúng chuyên môn để tránh những việc phát sinh do lỗi của nhà thầu gây ra. Nên yêu cầu nhà thầu phải có kỹ sư đứng quản lý kỹ thuật trực tiếp để sử lý những tình huống sảy ra không lường trước được.
  • Trong qua trình làm nên lưu ý những vị trí giữa tường cũ và tường mới phải đóng bằng lưới sắt trước khi tô để tránh khi sử dụng bị nứt tường. Những chỗ kết nối bê tông mới và cũ phải sử dụng sika để tăng khả năng bám dính của bê tông mới với bê tông cũ. Những vị trí khoan cấy thép vào bê tông phải sử dụng keo chuyên dùng để kết dính (không dùng hồ dầu) những bức tường mới xây nên chọn những vị trí có đà để xây lên đà tránh xây tường trực tiếp lên sàn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét